Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Bệnh quai bị nguy hiểm thế nào?


Bệnh quai bị lây qua đường nước bọt, ăn uống, có thể gây vô sinh. Hiện nay chỉ có thể phòng bệnh quai bị bằng tiêm vắc xin.

Bệnh quai bị nguy hiểm thế nào?

Bệnh lây như thế nào?

Theo Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, mùa đông xuân là mùa bệnh quai bị xuất hiện nhiều nhất. Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.

Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông - xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.

Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần.

Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.

Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.

Biến chứng nguy hiểm

Cho đến nay biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh. Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh . Viêm tụy: Có tỷ lệ 3-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp. Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh. Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu. Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác (Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến nước bọt vì sỏi và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy. Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hoà bổ thể.

Bệnh quai bị nguy hiểm thế nào?



CÁCH PHÒNGBỆNH QUAI BỊ

Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.
Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.
Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
Ngoài ra có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.

CÁCH ĐIỀUTRỊ BỆNH QUAI BỊ

Cách li 2 tuần tính từ lúc phát hiện mắc bệnh, để phòng tránh lây lan cho người khác.
Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động.
Người bệnh sốt cần hạ nhiệt cho người bệnh bằng khăn ấm không nên sử dụng khăn lạnh để lau người.
Có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, giảm đau cần tham khảo ý kiến thấy thuốc trước khi sư dụng.
Giảm đau tại chỗ bằng cách đáp ấm vùng má bị sưng.
Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
Khi thấy các biểu hiện biến chứng cần đến bệnh viện ngay.

Trên đây là cách phòng và điều trị bệnh quai bị, mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.




Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Triệu chứng khi bé mọc răng


Trẻ từ 6-8 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và hoàn thiện hàm răng cho đến khi bé được 3 tuổi. Đây cũng là giai đoạn trẻ hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe do quá trình hình thành răng gây nên, do vậy bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức về chăm sóc bé, đề phòng các vấn đề về sức khỏe gây hại cho trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng khi bé mọc răng mà các bậc cha mẹ nên biết.

  Triệu chứng khi bé mọc răng

Triệu chứng

Chảy nước dãi khi bé mọc răng

  Triệu chứng khi bé mọc răng

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, thường là vào tháng thứ 4 sẽ có hiện tượng chảy dãi quanh miệng trẻ. Bố mẹ không cần lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ,. Hãy dùng khăn mềm lau sạch dãi cho trẻ để ngừa dãi chảy xuống cổ bé gây mẩn ngứa, khó chịu hoặc chảy xuống áo bé.

Khi bé mọc răng sẽ hay ngứa răng và thích cắn

  Triệu chứng khi bé mọc răng

Khi mầm răng nhú lên sẽ khiến lợi của bé bị kích thích dẫn đến ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng nhai, hay nhai các đồ vật trong tay. Để đảm bảo vệ sinh và không làm hỏng nướu bé, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ các dụng cụ, đồ chơi gặm nướu chuyên dụng. Mẹ có thể dùng dụng cụ trợ ti nếu hay bị bé cắn trong khi bú.

Ho

Nếu bé ho nhẹ nhưng không kèm theo sốt, hắt hơi, sổ mũi thì không nên quá lo lắng, vì đây là biểu hiện bình thường do việc tiết nhiều dãi gây nên. Tuy nhiên, nên quan sát và đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu thấy trẻ ho bất thường như ho nhiều, cố dặn lấy hơi để ho, đỏ bừng mặt hoặc hơi tái khi ho, bé mệt mỏi, bỏ bú …

Trẻ quấy khóc

  Triệu chứng khi bé mọc răng

Không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, vì quá trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau, do đó, bố mẹ cần quan sát kĩ, nếu trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu cần có những biện pháp dỗ cho trẻ nín khóc như hát ru, đưa trẻ đi dạo, thu hút sự chú ý của trẻ bằng âm nhạc, đồ chơi phát nhạc…

Bỏ ăn

  Triệu chứng khi bé mọc răng

Trẻ giai đoạn này thường có biểu hiện bỏ bú hoặc chán ăn, do việc mọc răng gây khó chịu cho bé. Nếu việc bỏ bú xảy ra trong thời gian dài, trẻ không chịu ti mẹ hay ăn thức ăn dặm, khiến sức khỏe, cân nặng của trẻ giảm sút đáng kể, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp. Có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú hay ăn dặm để bé thấy đói và đòi ăn.

Sốt khi bé mọc răng

  Triệu chứng khi bé mọc răng

-Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc trẻ bị sốt trong giai đoạn mọc răng là bình thường, do có nhiều trẻ chỉ sốt nhẹ, nhưng cũng có trẻ bị sốt cao, thậm chí co giật và kéo dài nhiều ngày. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý khi thấy bé bị sốt.

-Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ, dưới 39 độ, có thể dùng các biện pháp hạ sốt như chườm khăn ấm, cho trẻ mặc thoáng. Tuyệt đối không chườm lạnh cho trẻ dễ khiến trẻ bị sốc do lạnh đột ngột.

-Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều quy định đúng đối với trẻ em và đo thân nhiệt cho bé thường xuyên.

-Nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài cần đưa trẻ đi khám, đề phòng các vấn đề khác về sức khỏe của trẻ gây nên.

Khó ngủ

  Triệu chứng khi bé mọc răng

Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, mẹ có thể để bé tự ngủ lại hay dỗ bé ngủ bằng cách hát ru, hay xoa lưng, vỗ nhẹ vào mông bé…

Những hiện tượng trên chỉ xảy ra trong giai đoạn ủ răng, sau khi răng bé đã mọc, bé sẽ trở lại bình thường. Do đó bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát trẻ,để giúp trẻ phát triển tốt nhất, nếu nhận thấy những vấn đề bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Hy vọng các biện pháp Chăm sóc khi bé mọc răng trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt hơn.



Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Bé sơ sinh không chỉ nằm yên một chỗ

Bé sơ sinh không chỉ nằm yên một chỗ, tay chân khua khoắng và mở mắt tròn xoe nhìn mẹ. Mẹ biết không, bé có thể tương tác với mẹ từ rất sớm đấy. Nếu mẹ chịu khó “chơi” cùng con, thì sự phát triển trí não và khả năng vận động của bé sẽ khiến mẹ ngạc nhiên…

Bé sơ sinh không chỉ nằm yên một chỗ

Không bao giờ là quá sớm để cho bé tiếp cận với chữ, số và sách. Mẹ hãy bắt đầu bằng cách đọc một cuốn sách hình ảnh cho bé sơ sinh của mẹ, mặc dù bé sẽ không hiểu được chữ nghĩa hay hình ảnh nhưng bé sẽ nắm bắt ngữ điệu trong giọng nói quen thuộc và biểu cảm trên khuôn mặt của mẹ khi mẹ đọc cho bé nghe bằng giọng nói nhẹ nhàng. Mẹ hãy cho bé nhìn vào cuốn sách ảnh, màu sắc tươi sáng và hình ảnh có thể gây sự chú ý của bé. Mẹ hãy treo cho bé những hình ảnh tương phản đen và trắng trên giường cũi của bé. Các hình ảnh với màu sắc tương phản này sẽ ru bé vào giấc ngủ yên bình.

Âm nhạc

Khi bé mới sinh ra, bạn hãy ôm bé vào lòng và nhẹ nhàng hát ru những giai điệu ngọt ngào, bé sẽ cảm nhận được âm nhạc và sự yêu thương trìu mến từ mẹ. Nhịp điệu yêu thích của bé có lẽ là giai điệu giọng nói của mẹ, vì thế hãy hát cho bé nghe thường xuyên. Hãy để bé lại gần và hát cho bé nghe những bài đơn giản như bài “Một con vịt”, “Chú voi con ở bản Đôn”, hoặc những bài hát thiếu nhi có giai điệu rộn rã. Mẹ hãy bật nhạc cổ điển hay nhạc jazz nhẹ để bé bình tĩnh khi bé cảm thấy đang bực bội, cáu gắt. Nghe nhạc lúc ngủ trưa hoặc trước khi đi ngủ có thể giúp tăng bộ nhớ ở trẻ, sự chú ý và cả kỹ năng ngôn ngữ sau này. Những trẻ được cha mẹ chơi cùng, cho nghe nhạc, dành cho những nụ hôn, cử chỉ âu yếm… sẽ phát triển hơn khoảng 10% so với những trẻ không được cha mẹ âu yếm và thân mật.

Bé sơ sinh không chỉ nằm yên một chỗ

Xúc giác

Có rất nhiều lợi ích khi mẹ massage cho bé sơ sinh. Massage có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ yên tĩnh thoải mái đi vào giấc ngủ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của đường hô hấp, cải thiện tiêu hóa và giảm đau bụng. Động tác massage của người mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn, đây cũng là cách gắn bó thêm tình cảm mẹ con. Nếu mẹ thích massage thế nào, thì bé cũng thích y như vậy. Mẹ hãy dành một thời gian yên tĩnh trong ngày để mát xa bé với kem dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh. Thời gian tốt nhất cho việc massage là 15 -30 phút sau khi ăn, lúc này trẻ đang có tinh thần và hoạt động khá tốt. Mẹ để bé nằm xuống bề mặt mềm như nệm, chăn và massage lần lượt phần trước và sau cơ thể bé.

Bé sơ sinh không chỉ nằm yên một chỗ

Dạy con từ thuở còn thơ...
Vận động

Trẻ sơ sinh rất thích được hoạt động hoặc di chuyển trên tay mẹ. Dù sao thì bé cũng đã cố gắng quẫy đạp tưng bừng trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày để được tự do hơn. Mẹ hãy đặt bé trong nôi tự động với các chuyển động nhẹ nhàng, là một cách để bé thư giãn. Trẻ cũng thích nép mình vào mẹ và được mẹ đung đưa nhẹ nhàng trong vòng tay; vòng tay mẹ là nơi an toàn nhất trên thế giới. Mỗi ngày, mẹ hãy cho bé đi một vòng quanh nhà, hay quanh khu nhà, để bé làm quen với môi trường xung quanh. Bé sẽ rất thích thú khi thấy những chuyển động của màu sắc, sự vật. Và hơn thế nữa, thời gian thư giãn bên mẹ thật tuyệt vời đối với bé!




Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Cách massage cho trẻ


Trẻ sơ sinh rất yếu ớt và mỏng manh, vì thế việc massage cho con rất thách thức, đặc biệt là với những người lần đầu làm bố mẹ. Dưới đây là những chia sẻ cơ bản về việc massage cho trẻ sơ sinh, từ môi trường bên ngoài cho đến lực tác động và cả trình tự thực hiện.

Cách massage cho trẻ

1. Môi trường


Cách massage cho trẻ

Vì cơ thể trẻ sơ sinh khá yếu ớt nên môi trường bên ngoài khi massage cho trẻ đều phải được giữ ấm khoảng 25 độ C và thật sự yên tĩnh. Mẹ có thể mở nhạc nhẹ nhàng cho con nghe, nhưng cần lưu ý là phải tắt tiếng TV hoàn toàn. Mẹ hãy cởi bỏ hết quần áo của con, đặt bé nằm trên một chiếc khăn lông mềm và đảm bảo nhiệt độ phòng ấm áp.

2. Thời gian


Cách massage cho trẻ

Massage cho trẻ sơ sinh có thể được thực hiện bất cứ thời gian nào trong ngày, nhưng tốt nhất là sau khi tắm, và đặc biệt là vào buổi tối, trước khi con ngủ.

3. Lực chạm

Làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, cơ thể của con cũng rất yếu, do đó lực chạm vào con khi massage phải thật nhẹ nhàng. Để hình dung được cụ thể, hãy nhắm mắt lại và đưa tay xoa nhẹ nhãn cầu của mình. Trẻ sơ sinh cần chính xác lực tác động như thế.

4. Cách vuốt ve


Cách massage cho trẻ

Ở những vùng hẹp và nhỏ trên cơ thể con như nách, bẹn, cổ..., bố mẹ nên massage bằng ngón tay. Ở những vùng da lớn hơn như lưng, bụng, tay, chân..., bố mẹ hãy massage bằng lòng bàn tay của mình.

5. Dầu massage


Cách massage cho trẻ

Mẹ có biết dầu hạt nho là sản phẩm tốt nhất để dùng massage cho trẻ sơ sinh không? Mẹ nên tránh dùng các loại tinh dầu chiết xuất từ các loại quả hạch vì nó có thể gây dị ứng. Sử dụng tinh dầu thường không được khuyến khích, nhưng hiện nay vẫn có nhiều loại dầu massage đặc chế dành cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể sử dụng. Ngoài ra, một số liệu pháp hương liệu có thể rất tốt cho bé (ví dụ như hoa oải hương có thể giúp làm dịu và bình tĩnh), tuy nhiên chúng cần được pha loãng một cách chính xác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

6. Các bước tiến hành

+ Bắt đầu từ khuôn mặt của em bé, mẹ sử dụng đôi tay mình xoa nhẹ lên má, trán và cằm, đặc biệt nhẹ nhàng massage quanh mắt, tai, mũi và miệng.

Cách massage cho trẻ

+ Tiếp theo, massage cánh tay của bé. Bắt đầu bằng cách khoanh tròn ở vai, rồi di chuyển xuống cánh tay và cổ tay. Nhẹ nhàng dùng ngón tay của massage trong lòng bàn tay bé.

+ Di chuyển trên đôi chân của bé, sử dụng toàn bộ bàn tay để massage theo hướng đi lên, nhẹ nhàng đưa đầu gối của con lên đến bụng (điều này có thể giúp bé giảm đau bụng và bớt đầy hơi). Sau đó mẹ sử dụng ngón tay để massage vòng tròn trên đôi chân của bé.

Cách massage cho trẻ

+ Ở vùng bụng bé, mẹ massage vòng tròn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ rốn của bé và dần dần tăng kích thước của các vòng tròn.

+ Cuối cùng, sử dụng lòng bàn tay của mẹ để massage từ từ và nhẹ nhàng dọc lưng rồi lên vai con. Không massage cột sống của con.

Sau khi massage xong, mẹ mặc áo quần lại cho con và kiểm tra xem con có cảm thấy thoải mái hay không. Trong suốt quá trình massage, nếu con tỏ ra khó chịu hay đau ở đâu, ngay lập tức dừng lại và vỗ về con, sau đó cố gắng thử massage lại cho con vào một lúc khác.




Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệu


Xuất hiện từ lâu, nhưng việc lưu trữ máu cuống rốn vẫn còn khá xa lạ với đa số bà bầu. Trên thực tế, đây là một hành động thông minh và có thể mang lại lợi ích cho nhiều thế hệ

1/ Tại sao cần lưu giữ máu cuống rốn?

Là phần máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai, máu cuống rốn chứa nhiều tế bào gốc, đặc biệt là các tế bào hình thành và tạo ra máu.

Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệu


Các tế bào gốc trong máu cuống rốn được lưu giữ với mục đích chủ yếu là để dùng cho việc chữa trị các bệnh về máu, bao gồm bệnh bạch cầu, một số bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến hệ thống miễn nhiễm, nhất là ở trẻ em.

Các tế bào có thể được sử dụng thay cho việc cấy ghép tủy xương để thay thế các tế bào máu của bệnh nhân. Nhờ đó, khoảng 80 bệnh và những rối loạn miễn dịch có thể được chữa trị. Máu cuống rốn giờ đây có thể được thu thập, bảo quản và lưu trữ trong nhiều thập kỷ.

Nếu quyết định lưu trữ máu cuống rốn của bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa của mình

2/ Ai sẽ phụ trách lưu trữ?

Ở một số bệnh viện, các mẹ có thể tặng máu cuống rốn của mình cho ngân hàng cuống rốn công, trong khi đó, một số phụ huynh sẽ chấp nhận chi trả để máu cuống rốn của con họ được lưu trữ riêng biệt, phòng cho những trường hợp đặc biệt của gia đình sau này.

Mặc cho những lợi ích y tế từ việc lưu trữ máu cuống rốn cho việc sử dụng chúng trong tương lai, việc làm này vẫn còn nhiều cân nhắc. Khoảng 1% phụ huynh quyết định lưu trự máu cuống rốn của con mình trong các cơ sở tư nhân với mức phí khoảng vài chục triệu.

Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệu


Máu cuống rốn hiến tặng sẽ được sử dụng để điều trị cho bất cứ bệnh nhân nào phù hợp và cần. Do đó, đến khi có nhu cầu, khả năng cao là gia đình bạn sẽ không được sử dụng chính máu cuống rốn của mình.

Hầu hết các mẹ đều rất sẵn lòng tặng máu cuống rốn nhưng chỉ một số ít bệnh viện có đủ cơ sở vật chất để làm việc này. Vì vậy, nếu muốn lưu trữ riêng cho gia đình mình, mẹ cần liên hệ trước với những cơ sở làm dịch vụ này để được hướng dẫn chi tiết.

3/ Lợi ích khi lưu trữ máu cuống rốn?

Nhiều phụ huynh chọn gửi máu cuống rốn của con mình với nhiều lý do, trong đó họ xem hành động này như “của để dành” cho gia đình mình, nhất là những gia đình có tiền sử bệnh hoặc con cái họ có những lưu ý đặc biệt mà sẽ khó có thể tìm được sự tương thích từ nguồn hiến tặng.

Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệu


Rất nhiều người đang hi vọng sẽ được tiếp cận các liệu pháp y học tiềm năng này trong tương lai bằng cách sử dụng các tế bào gốc. Nghiên cứu cho thấy máu cuống rốn có thể ứng dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường, bại não, sửa chữa các mô bị bệnh và ngày nay nó đang được tiến hành trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những liệu pháp này vẫn chưa được chứng minh.




Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn